Đặc tính vật lý của sáp ong

Đặc tính vật lý

Sáp ong là một loại sáp bền chắc được hình thành từ hỗn hợp một số hợp chất.


Triacontanyl palmitate, một este sáp, là một thành phần chính của sáp ong.
Loại hàm lượng sápTỷ lệ phần trăm
Hydrocarbon14%
Monoeste35%
Dieste14%
Trieste3%
Monoeste hydroxit4%
Polyeste hydroxit8%
este axit1%
polyester axit2%
Axit béo đơn12%
Ancol béo đơn1%
Không xác định6%

Công thức hóa học gần đúng của sáp ong là C15H31COOC30H61.Thành phần chính là palmitate, palmitoleate và

este oleate của ancol béo chuỗi dài (30–32 cacbon), với tỷ lệ triacontanyl palmitate CH3(CH2)29O-CO-(CH2)14CH3 đến axit cerotic CH3(CH2)24COOH, hai thành phần chính, 6:1. Sáp ong được phân loại tổng quát thành loại châu Âu và phương Đông. Giá trị xà phòng hóa thấp hơn (3–5) sáp ong châu Âu và cao hơn (8–9) sáp ong phương Đông.

Sáp ong có phạm vi nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp từ 62 °C đến 64 °C (144 °F đến 147 °F). Nếu sáp ong được nung nóng trên 85 °C (185 °F) xảy ra biến đổi màu. Điểm bốc cháy của sáp ong là 204,4 °C (400 °F). Khối lượng riêng tại 15 °C là 958 kg/m³ đến 970 kg/m³.

Sáp ong thiên nhiên: dễ vỡ khi gặp lạnh; kết dính chặt ở nhiệt độ thường; nứt gãy khi khô và có hình hột. Tỷ trọng ở 15 °C (59 °F) từ 0,958 đến 0,975, sáp nóng chảy ở nhiệt độ 98 đến 99 °C (208,4 đến 210,2 °F) so với nước 15,5 °C (59,9 °F) là 0,822. Mềm hơn khi giữ trong tay và nóng chảy ở 62 đến 66 °C (143,6 đến 150,8 °F); đông đặc ở 60,5 đến 63 °C (140,9 đến 145,4 °F).

Nguồn: Bách khoa toàn thư.
Mục Lục:
  1. Sáp ong
  2. Sản xuất
  3. Quá trình
  4. Đặc tính vật lý
  5. Sử dụng
  6. Trong lịch sử
  7. Tham khảo
  8. Liên kết ngoài

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sáp trong lịch sử

TRỊ HÔI MIỆNG TẬN GỐC VỚI CÔNG THỨC MẬT ONG

Kinh ngạc tác dụng hỗn hợp quế và mật ong